Nguyên nhân và cách điều trị răng bị chết tuỷ
Tủy răng về bản chất là tổ chức kết nối chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Do đó khi răng bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Hoặc trong trường hợp nặng sẽ khiến răng bị chết tuỷ. Vậy răng chết tuỷ là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng NHA KHOA QUỐC TẾ BERLIN tham khảo ngay bài viết bên dưới dưới để hiểu hơn nguyên nhân cũng như cách điều trị hữu hiệu nhất nhé!
Răng bị chết tuỷ là gì?
Tủy răng về bản chất là tổ chức liên kết chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng. Tủy có vai trò là mạch sống nuôi dưỡng răng, giúp nhận diện cảm xúc. Bởi vậy khi tủy răng bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt hơn là viêm tủy nặng nhất gây nên tình trạng chết tủy.
Sở dĩ, xảy ra tình trạng răng bị chết tủy là do người bệnh bị viêm tủy răng lâu ngày không điều trị. Hiện tượng này xảy ra do vi khuẩn tấn công làm viêm nhiễm tủy răng. Từ đó dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu khi ăn nhai ở người bệnh.
Các giai đoạn viêm tuỷ và các triệu chứng cụ thể
Có thể thấy rằng hiện tượng răng chết tủy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi từng giai đoạn viêm cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!
– Viêm tủy phục hồi: Đây là giai đoạn đầu tiên của răng chết tủy, lúc này người bệnh sẽ thường gặp những cơn đau nhức bất chợt vào ban đêm. Cùng với đó là tình trạng răng bị ê buốt và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
– Viêm tủy mãn tính: Giai đoạn này, các cơn đau sẽ xảy ra nhiều và kéo dài hơn trước. Răng cực kỳ nhạy cảm và dễ nhức nhối khi cử động.
– Viêm tủy cấp tính: Lúc này răng người bệnh thường đau nhức dai dẳng với cường độ mạnh. Đặc biệt, phần nướu răng bị tổn thương thường tích tụ mủ ở chân răng.
– Hoại tử tủy: Đây là giai đoạn cuối khi răng chết tủy, lúc này người bệnh sẽ không còn cảm nhận được đau nhức hay ê buốt. Răng sẽ dần bị lung lay và gãy rụng do mất đi nguồn dinh dưỡng duy nhất ở tủy.
Chết tuỷ răng có đâu không?
Chết tủy răng hay tủy bị hoại tử thì bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau trong một khoảng thời gian. Vì chứa các dây thần kinh giúp chúng ta cảm nhận được. Chết tủy răng thì dây thần kinh cũng không còn hoạt động. Triệu chứng đau nhức cũng mất đi nhưng phần tủy bị chết vẫn còn đó và khả năng phát sinh thêm những biến chứng khác vẫn còn rất cao.
Bạn chỉ cảm thấy đau nhức trong giai đoạn tủy đang bị vi khuẩn tấn công. Trong thời kỳ tủy bị viêm thì chúng ta sẽ rất khó chịu bởi cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện trong bất kỳ lúc nào. Viêm tủy trải qua 4 giai đoạn chính. Đến giai đoạn cuối cùng thì tủy hoàn toàn bị ngoại tử.
Cách điều trị răng bị chết tuỷ
Quá trình điều trị tủy răng chết tủy gồm nhiều giai đoạn, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Các bước gồm có:
Bước 1: Mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn.
Bước 2: Lấy hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít. Nếu cần nhiều đợt hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tại lỗ sâu để bảo vệ răng giữa các lần hẹn.
Bước 3: Tháo bỏ miếng trám tạm và buồng tủy và ống tủy được trám bít. Sau đó gutta-percha – một vật liệu thuôn được chèn vào trong từng ống tủy, và thông thường được hàn chặt vào đó bằng xi măng.
Bước 4: một mão răng thường được đặt lên trên thân răng đã được điều trị tủy để phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng. Nếu răng đã bị vỡ quá lớn thì có thể phải đặt chốt để gia cố trước khi bọc mão.
Trên đây là những thông tin về vấn đề điều trị răng chết tủy. Nếu có những dấu hiệu được liệt kê ở trên, bạn hãy đến ngay NHA KHOA BERLIN để bác sĩ kiểm tra và kịp thời điều trị nhé!
NHA KHOA QUỐC TẾ BERLIN
– Giờ làm việc: 9:00 đến 20:00
– Địa chỉ: 175 Đặng Văn Bi, F. Trường Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
– Hotline: 0865.986.368 | 0792.106.999
– Zalo: 0865.986.368 | 0792.106.999
– Email: nhakhoaberlin@gmail.com
– Website: www.nhakhoaberlin.com