Phẫu thuật ghép xương răng thì có đau không?

Kỹ thuật ghép xương ổ răng chính là tạo phần xương hàm giả. Nhằm để lấp vào những phần bị tiêu biến để có phần nâng đỡ vững chắc để trồng răng Implant. Trong quá trình ghép xương răng thì sẽ hoàn toàn hề không đau đớn. Vậy ghép xương răng nhân tạo là gì? Những trường hợp nào mới cần ghép xương? Và cần phải lưu ý những gì trước khi ghép xương? Hãy cùng đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về phương pháp ghép xương răng nhé!

Như thế nào là ghép xương răng nhân tạo?

Ghép xương răng hay có tên gọi khác là Dental Bone Graft. Chính là một thủ thuật nha khoa nhỏ nhằm bổ sung thêm xương nhân tạo vào trong hàm răng. Ghép xương nhân tạo nhằm để bổ sung và tái tạo lại. Một hoặc cả phần xương hàm bị tiêu biến đi do thời gian mất răng quá lâu. Giải pháp này còn sẽ giúp tăng thể tích xương hàm. Nhằm để đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu để tích hợp và nâng đỡ trụ Implant.

Ghép xương răng

Ghép xương răng là một thủ thuật nha khoa nhỏ nhằm bổ sung thêm xương nhân tạo vào trong hàm răng

Bác sĩ sẽ thực hiện việc tách lợi để lộ ra xương hàm ra. Rồi sẽ tiến hành ghép thêm xương nhân tạo vào bên trong hàm. Phần xương được ghép này sẽ có kết nối với các mảng xương cũ. Nó sẽ phát triển và sản sinh ra thêm các tế bào xương mới. Kỹ thuật ghép xương có thể được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất là trước khi cắm ghép Implant. Nếu như mật độ xương hàm không đủ thì trụ Implant sẽ rất khó tích hợp và có thể gây thất bại khi cấy ghép răng.

Ngoài ra, nếu như chất lượng xương hàm không tốt thì sẽ dễ bị tiêu biến. Do áp lực từ trụ Implant truyền qua mỗi khi ăn nhai thức ăn. Và cuối cùng sẽ làm hỏng răng Implant. Do đó mà bác sĩ ghép xương răng cần bắt buộc phải có kỹ thuật cao và kinh nghiệm lâu năm. Bởi nó đóng vai trò là “ nền móng” của một chiếc răng giả.

Những trường hợp nào nên cần thực hiện kỹ thuật ghép xương hàm?

Xương hàm bị tiêu biến vậy nên sẽ không đủ thể tích xương để cấy ghép implant

Xương hàm bị tiêu biến vậy nên sẽ không đủ thể tích xương để cấy ghép implant

Phẫu thuật ghép xương hàm thì chỉ được chỉ định trong một số trường hợp như sau:

  • Khách hàng mới bị mất răng hoặc là sau khi thực hiện nhổ răng
  • Trường hợp khách hàng mới bị mất răng hoặc là phải nhổ răng do sâu răng, chấn thương. Bác sĩ thường sẽ tư vấn thực hiện ghép xương răng luôn nhằm để đảm bảo xương hàm không bị tiêu.
  • Xương hàm không đủ thế tích và chất lượng để có thể cấy ghép Implant.

Phẫu thuật ghép xương răng thì có đau không?

Để ghép xương thì các sĩ sẽ cần phải rạch xương hàm nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau. Vì bạn đã được gây tê trước khi thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật ghép xương do phải xâm lấn vào trong nướu, lợi. Vậy  nên sẽ đa phần khiến khách hàng bị tâm lý hơn là đau nhức.

Để ghép xương thì các sĩ sẽ cần phải rạch xương hàm nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau.

Để ghép xương thì các sĩ sẽ cần phải rạch xương hàm nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau.

Tuy nhiên do nướu, lợi bị xâm lấn nên sau khi thuốc tê hết tác dụng thì vẫn sẽ làm đau nhức. Cảm giác khó chịu này sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tiếng. Bạn sẽ được kê một số loại thuốc giảm đau để sử dụng như: Efferalgan, Ibuprofen,… Và hãy yên tâm, cơn đau sau khi ghép xương hàm sẽ không làm đảo lộn cuộc sống của bạn.

Để đảm bảo chất lượng cho quá trình phẫu thuật ghép xương hàm diễn ra an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Tìm hiểu & Lựa chọn những phòng khám nha khoa uy tín.
  • Sắp xếp công việc, thời gian và nên có 1 ngày để nghỉ ngơi sau khi phẫu thuật ghép xương răng
  • Điều trị dứt điểm tình trạng răng miệng của bạn như: viêm nướu, nha chu,…